0909 046 613

[First] [Prev]    1 2 3 4 5 6 7     [Next] [Last]
[First] [Prev]    1 2 3 4 5 6 7     [Next] [Last]
THIẾT BỊ ÂM THANH
 
Những người mới tìm hiểu về lĩnh vực âm thanh, hoặc chưa có kiến thức về lĩnh vực này sẽ cảm thấy một bộ dàn âm thanh rất phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau.Một dàn âm thanh hoàn chỉnh sẽ bao gồm rất nhiều thiết bị và các dây kết nối rất phức tạp giữa các thiết bị với nhau. 
 
Các thiết bị âm thanh cơ bản
 
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về thiết bị âm thanh cũng như nguyên tắc hoạt động của nó, bài viết dưới đây xin giới thiệu các thiết bị cơ bản nhất để tạo thành một dàn âm thanh hoàn chỉnh. Các kiến thức này là những kiến thức cơ bản cho những người mới vào để, để hiểu rõ vai trò, chức năng của từng thiết bị trong dàn âm thanh hoàn chỉnh, cũng như các đi dây đơn giản nhất.
Hệ thống âm thanh cơ bản bao gồm các thiết bị sau:
 
Nguồn âm
 
Tên gọi khác là Source. Thực tế thiết bị này rất quen thuộc với nhiều người trong đời sống hàng ngày, nhưng tên gọi nguồn âm thì khiến nhiều người cảm thấy khó hình dung. Đây là các thiết bị đóng vai trò làm nguồn phát âm thanh trong 1 bộ dàn. Nguồn âm thường gặp nhất là các loại đầu CD, DVD, các loại nhạc cụ như đàn piano, guitar, organ…
 
Những thiết bị đóng vai trò là nguồn phát âm thanh sẽ cung cấp tín hiệu âm thanh cho dàn thiết bị, loa là điểm nhận cuối cùng và từ đó chuyển thành sóng âm truyền đến tai người nghe.
 
Bàn điều chỉnh âm thanh
 
Tên gọi khác là Mixer. Thiết bị này có lẽ là thiết bị âm thanh quen thuộc nhất với bất kỳ ai trong chúng ta. Một hệ thống âm thanh bất kỳ nào đều không thể thiếu thiết bị mixer. Nhiều khi chúng ta không nhận ra sự tồn tại của thiết bị này bởi những thiết bị power mixer, các dàn karaoke, các nhà sản xuất đã sản xuất thiết bị có cả chức năng mixer được tích hợp lên ampli để đơn giản hóa bộ dàn.
 
Trong hệ thống âm thanh, mixer được ví như trái tim của toàn hệ thống. Sự ví von này hoàn toàn chính xác, nói lên tầm quan trọng của mixer. Tất cả các tín hiệu đầu vào đều phải kết nối qua bàn điều chỉnh âm thanh, người dùng kiểm soát tín hiệu dựa trên thiết bị này. Nếu để ý, bạn sẽ thấy các kỹ thuật viên âm thanh khi muốn điều chỉnh âm thanh của dàn âm thì đều tùy chỉnh trên chính mixer.
 
Các bộ xử lí tín hiệu - Processor
 
Thiết bị lạ lẫm với người dùng nhất trong dàn âm thanh có lẽ là Processor – Các bộ xử lý tín hiệu, nhất là với những người mới vào nghề. Với những nhu cầu cấp thấp, dàn âm thanh đơn giản thì ít khi sử dụng thiết bị này. Họ sẽ sử dụng những bàn điều chỉnh âm thanh được tích hợp cả các tính năng xử lý tín hiệu đơn giản của Equalizer, Echo trên đó.
 
Với các dàn âm thanh chuyên nghiệp thì các bộ xử lý tín hiệu là thiết bị cần thiết, không thể thiếu, giúp chuyên nghiệp hóa hiệu quả xử lý tín hiệu cho dàn âm thanh. Ví dụ các dàn âm thanh dùng cho biểu diễn, ca hát thì luôn phải có Echo, giúp tạo tiếng vang cho giọng hát. Đối với dàn âm thanh để nghe nhạc thì Equalizer sẽ tạo cho dàn âm thanh thể hiện được những dải tần số mà bạn mong muốn truyền tải đến được người nghe. Có thể ví dụ cho dễ hiểu như đối với dòng nhạc Rock. Thì bạn cần xử lý âm thanh có nhiều tiếng bass.
 
Để nâng cao khả năng xử lý tín hiệu của mình, các bạn sẽ phải tìm hiểu thêm thật kỹ các thiết bị như limited, Compressor, crossover, digital (các bộ xử lý tín hiệu số).
 
Tăng âm – Ampli
 
Ampli là thiết bị khá phổ biến đối với nhiều người. Trong một dàn âm thanh thì không thể nào thiếu ampli được. Đóng vai trò như một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh nhận được từ nguồn âm, chuyển tới loa và phát ra thành âm thanh đến tai người nghe.
Để đơn giản hóa các thiết bị cho người dùng, hiện nay có nhiều ampli, đặc biệt là các ampli karaoke tích hợp sẵn mixer trên đó. Khi mua ampli bạn cần kiểm tra chất lượng của loại muốn mua. Có nhiều khi ampli ghi công suất là 1000W, nhưng khi đo bằng thiết bị chuyên dụng thì chỉ còn 40W. Hãy sáng suốt phân biệt công suấy hiệu dụng và công suất cực đại của ampli.
 
Loa – speaker
 
Đối với 1 dàn âm thanh hoàn chỉnh thì chắc chắn không thể nào thiếu loa. Đây là thiết bị nhận tín hiệu cuối cùng, có tác dụng chuyển tín hiệu âm thanh thành sóng âm chuyển đến tai người nghe nhờ màng loa rung.
 
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại loa, cùng với đó là đa dạng về chủng loại và xuất xứ. Bạn hãy xác định thật kỹ nhu cầu của mình trước khi chọn mua loa nhé. Nếu không bạn rất có thể mua được các loại loa không phù hợp với nhu cầu sử dụng.
 
Các thương hiệu âm thanh nổi tiếng
 
Để đánh giá dàn âm thanh của hãng nào là tốt nhất, hay nhất thì thật là khó và cũng chỉ là ý kiến chủ quan. Mỗi thương hiệu có những ưu điểm, thế mạnh, đáp ứng những nhu cầu, gu âm nhạc khác nhau của người dùng. Do đó với người viết, hãng nào đáp ứng tốt nhất, nhièu nhất nhu cầu, sở thích của người dùng thì hãng đó được đánh giá là có bộ dàn âm thanh hay nhất.
 
Với từng thiết bị sẽ có những thương hiệu nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng đó là riêng.
 
Loa nghe nhạc
 
- Loa Mỹ với các thương hiệu như loa Bose, loa JBL…
 
- Loa Anh với thương hiệu loa Tannoy.
 
- Loa Nhật với các thương hiệu như Pioneer, loa Sansui, Loa Marantz, loa Yamaha…
 
- Loa Đan Mạch với các thương hiệu như loa Jamo, loa Danquist…
 
Ampli
 
Ampli nghe nhạc cũng rất đa dạng các thương hiệu.
 
- Ampli Nhật Bản với các thương hiệu như ampli Marantz, ampli Denon, Ampli Sansui, Ampli Fisher, Ampli Luxman…
 
- Ampli ở các nước châu Âu với các thương hiệu như Revox, Tandberg, Nad…
 
Đầu CD nghe nhạc
 
- Đầu CD Nhật với các thương hiệu đầu CD Denon, Pioneer, Marantz…
 
Loa sub nghe nhạc
 
- Loa sub Nhật với các thương hiệu nư BMB, Yamaha.
 
- Loa sub Mỹ với các thương hiệu như AAD, JBL.
 
Kinh nghiệm để chọn dàn âm thanh hay, phù hợp với gia đình
 
Không phải đơn giản để tìm được một bộ dàn âm thanh ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Khi tham khảo trên mạng, có quá nhiều luồng thông tin, trong đó có cả những luồng thông tin trái chiều nhau, đồng thời quá nhiều sản phẩm sẽ dễ khiến bạn hoang mang vì không biết nên chọn loại nào.
 
Mỗi người có sở thích cá nhân khác nhau, một gu thẩm mỹ, âm nhạc khác nhau nên việc họ đưa ra các nhận xét khác nhau cũng là điều dễ hiểu. Một số người nhất định phải mua loa của Mỹ, một số người thì phải loa Nhật mới là tốt, một số người sùng bái loa châu Âu. Trong số các ý kiến này thì bạn có thể nghe ai? Tốt nhất bạn hãy tìm những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị âm thanh để được tư vấn tốt nhất.
 
Sau đây là một số lời khuyên cho bạn khi đi mua dàn âm thanh cho gia đình mình:
 
- Một dàn âm thanh hoàn chỉnh bao gồm các thiết bị sau: loa nghe nhạc, đầu CD nghe nhạc, amply. Nếu thích bạn có thể có thêm loa sub, dùng để hỗ trợ các âm trầm giúp âm thanh hay hơn. Đó là các thiết bị chính, còn có các thiết bị khác phụ trợ như dây nguồn, dây dẫn, ổ điện chuyên dụng, cách ly điện.
 
- Chi phí đầu tư cho dàn âm thanh: tổng chi phí đầu tư cho dàn âm thanh là bao nhiêu tùy thuộc vào ngân sách của gia đình bạn.
Tuy nhiên việc phân bổ vào từng thiết bị cũng rất quan trọng để có thể sở hữu một dàn âm thanh hay, hợp lý. Thường bộ dàn âm thanh có chi phí đầu tư theo tỷ lệ như sau: Loa chiếm 40%, Ampli chiếm 25%, Đầu CD nghe nhạc chiếm 20%, phụ kiện chiếm 15%. Đây là mức ngân sách được phân bổ rất hợp lý, dựa trên kinh nghiệm nhiều năm sử dụng thiết bị âm thanh.
 
- Dựa trên không gian phòng để, gu âm nhạc và sở thích của gia đình mà lựa chọn thiết bị cho phù hợp.
 
- Các thiết bị được lựa chọn phải tương đồng về mặt kỹ thuật. Tốt nhất là dùng các loại thiết bị cùng 1 hãng. 
 
- Các phụ kiện bổ trợ như dây nguồn, dây nối phải chuẩn, bảo đảm việc truyền dẫn tín hiệu tốt, từ đó hệ thống âm thanh nghe nhạc mới phát huy được hiệu quả tối đa.
 
Trên đây là các kiến thức cơ bản về hệ thống thiết bị âm thanh. Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp bạn có thể tìm mua được hệ thống âm thanh phù hợp với gia đình, nhu cầu sử dụng của bản thân.