0909 046 613

[First] [Prev]    1     [Next] [Last]
[First] [Prev]    1     [Next] [Last]
Sáo có lẽ là nhạc cụ rất quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, hiểu rõ về loại nhạc cụ đơn sơ, mộc mạc này thì không phải ai cũng biết.
 
Sáo là gì?
 
Sáo là loại nhạc cụ dùng hơi thổi để phát ra tiếng. Sáo xuất hiện từ thời kỳ cổ đại và có ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều cấu tạo và hình dáng khác nhau. 
 
Ở Việt Nam, phổ biến nhất là loại sáo ngang. Ban đầu sáo ngang có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng hiện nay không có sử dụng loại này nữa. Loại sáo ngang được dùng ngày nay có 6 lỗ bấm theo hệ thống thất cung. Có nhiều loại sáo khác nhau tùy vào âm trầm nhất sáo có thể phát ra.
 
Sáo ngang thường được làm bằng ống trúc, ống nứa, thỉnh thoảng được làm bằng kim loại hoặc gỗ.
 
Âm vực của sáo ngang thường là rộng 2 quãng 8. Âm thanh của sáo luôn tươi tắn, trong sáng, gợi nhớ khung cảng đồng quê hoặc diễn tả những điệu buồn man mác.
 
Các loại sáo
 
Sáo có hai loại là sáo ngang và sáo dọc tùy theo cách thổi. Mỗi loại, tùy theo khu vực và quốc gia, lại có phong phú nhiều thể loại khác. Tuy nhiên, về cơ bản thì sáo ngang vẫn phổ biến và đa dạng hơn.
 
Sáo ngang và dọc
 
Ở Việt Nam, phổ biến là loại sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ để thổi và 1 lỗi âm cơ bản cùng 2 lỗ treo dây. Sáo ở Việt Nam có âm vực rộng 2 quãng tám và được làm bằng trúc.
 
Để thổi được các note thăng/giáng, một số sáo có cải tiến có thêm nhiều lỗ bấm hơn. Ngoài ra, còn có các loại sáo dọc. Lỗ thổi ở sáo dọc được thiết kế ở phần đầu thay vì phần thân như sáo ngang.
 
Loại sáo dọc đôi khi bị nhầm với tiêu vì cùng thổi dọc. Tuy nhiên, sáo dọc khác tiêu ở chiều dài, kích thước, lỗi thổi cùng với vị trí các lỗi bấm.
 
Recorder
 
Đây là loại sáo thịnh hành ở châu Âu, thuộc bộ nhạc cụ gỗ, dễ thổi và không tốn nhiều hơi.
 
Dizi
 
Tên gọi khác của loại này là sáo Tàu. Đây là loại sáo đặc trưng của Trung Quốc với 6 lỗ bấm, 1 lỗi thoát âm và 2 lỗ dùng để buộc dây trang trí.
 
Sáo Dizi có đặc trưng là có lỗ dán màng nằm ở giữa lỗ thổi và các lỗ bấm để tạo ra âm rung. Màng này làm bằng ruột cây tre hoặc giấy bóng mỏng.
 
Sáo Dizi có chạm khắc rồng hoặc hoa văn, được ghép lại từ 2 đoạn khác nhau thông qua khớp nối, thường có nhiều dây cuốn quanh để trang trí và giữ cho sáo chắc chắn, không bị nứt.
 
Bawu
 
Đây là loại sáo mèo Trung Quốc, được dùng nhiều trong các bản nhạc Hoa. Sáo Bawu có khoảng 7 hoặc 8 lỗi bấm và lỗ thổi gắn với lưỡi gà bằng đồng. Sáo Bawu thường được làm bằng gỗ hoặc trúc.
 
Để thổi được nhiều quãng âm hơn, người ta ghép hai thanh sáo có tông khác nhau và gọi là sáo Bawu kép.
 
Sáo Bawu cũng có loại thổi dọc và loại thổi ngang.
 
Sáo Mèo
 
Đây là loại sáo của người H’Mông, Việt Nam và Trung Quốc. Sáo Mèo có đặc trưng là đầu lỗ thổi có gắn lưỡi gà bằng đồng và có thêm 1 lỗ bấm gần lỗ thổi. Sáo Mèo có hai loại là sáo Mèo nam và sáo Mèo nữ. Hai loại này có kích thước khá hẳn nhau. Âm sắc của sáo mèo mang đậm đặc trưng của núi rừng hoang dã.
 
Sáo bầu
 
Đây là loại sáo của một dân tộc vùng thiểu số ở Trung Quốc. Loại sáo này có hình dạng như một quả bầu hồ lô có phần đầu để thổi và phần đáy cắm 3 cây sáo ngắn, một cây dùng thổi chính, 2 cây còn lại để bè.
 
Đóng vai trò như hộp âm của cây sáo là thân quả bầu, bên ngoài được vẽ, khắc hoa văn trang trí. Âm thanh của sáo bầu nhỏ và êm dịu.
 
Sáo Flute
 
Đây là loại sáo thường được dùng trong các dàn nhạc ở phương Tây, có thân và bút bấm bằng kim loại, được lắp ráp từ nhiều đoạn với nhau.
 
Ngoài các loại sáo trên, còn có một số loại sáo khác như sáo quạt, pí nài (phổ biến ở cộng đồng người Thái ở Việt Nam và Thái Lan), khlui (một loại sáo dọc Thái Lan), ocarina (một loại sáo làm bằng gốm sứ), bansuri (loại sáo ngang phổ biến của vùng Đông Nam Á)
 
Nguyên liệu làm sáo
 
Thông thường sáo được làm nằng trúc, nứa hoặc gỗ. Hiện nay, sáo còn được làm bằng nhựa, kim loại hoặc xương động vật, thậm chí bằng cả vàng.
 
Sáo sẽ có những âm sắc đặc trưng tùy vào vật liệu làm sáo. Chất lượng của vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh mà cây sáo phát ra.
 
Khi làm sáo bằng nứa hoặc trúc thì tốt nhất là dùng những cây đã già, nhiều năm tuổi để âm chắc và đanh, đồng thời không bị mối mọt. Do được chế tạo thủ công, nên những cây sáo trúc, sáo gỗ phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người làm sáo. Âm sắc của những loại sáo này thường hay hơn sáo nhựa và kim loại.
 
Các phương pháp làm sáo
 
Sáo có nhiều phương pháp chế tạo khác nhau:
 
Chế tạo theo mẫu hàng loạt
 
Dùng khoan lỗi hoặc máy khoét để khoét hàng loạt cây sáo với cùng 1 tông và kích thước như nhau. Với những ai có kinh nghiệm sẽ biết là những cây sáo này có thể có sai số tùy vào độ dày, lòng ống. Các loại sáo này ngoài thị trường thậm chí cây sáo mẫu còn không chuẩn.
 
Chế tạo theo mẫu có điều chỉnh
 
Đối với loại lòng ống thẳng và đều, nếu khoét các lỗ kích thước như nhau thì khoảng cách giữa các lỗ nhà như nhau. Điều quan trọng nhất là lỗ định âm và chuẩn thì các lỗ sau cũng sẽ chuẩn.Tuy nhiên không phải cây sáo nào cũng có lòng ống bằng nhau. Chưa kể đến chuẩn của một cây sáo không cố định, tùy vào từng người kiểm tra, từng thời điểm khác nhau nữa. Do đó, sáo làm công nghiệp thì vẫn chỉ là sáo công nghiệp, dù là đúng vẫn sẽ không có cái riêng và không hay.
 
Phương pháp chế tạo thủ công
 
Đây là phương pháp chế tạo tỉ mỉ, kỳ công. Tùng vào kích thước và nguyên liệu làm sáo cũng như yêu cầu của khách hàng mà người làm sáo sẽ quyết định khoét sáo theo phong cách nào. Ví dụ như khoét lỗ to hay nhỏ, tròn hay vát… Quy trình làm sáo thủ công gồm các bước:
 
- Xử lý ống sáo: cắt hai đầu, đánh nhám, xử lý màu sắc và mối mọt…
 
- Xác định vị trí lỗ thổi, tiến hành khoét lỗ thổi và làm nút chặn
 
- Xác định vị trí các lỗ âm, vừa khoét lỗ âm vừa đo để âm sắc chuẩn
 
- Hoàn thiện và làm đẹp cho cây sáo
 
Để làm được một cây sáo hay thì đòi hỏi người làm sáo phải có kinh nghiệm để biết nên khoét các lỗ âm như thế nào cho hay, âm sắc phát ra hoàn hảo.
 
Giá tiền của một cây sáo
 
Cũng như các loại nhạc cụ khác, sáo có rất nhiều khoảng giá khác nhau. Các loại sáo công nghiệp có những cây có giá chỉ 10 nghìn. Tuy nhiên loại sáo này thì thường ít khi hay và nhanh hỏng.
 
Các loại sáo được làm bằng thủ công thường có giá trên 100 nghìn tùy vào người làm. Đây là giá của một cây sáo tương đối chuẩn.
 
Tuy nhiên, trên thị trường hiệu này cũng có các cây giá tiền triệu, vài triệu ví dụ như sáo những người có tên tuổi làm ra. Có thể giải thích điều này bằng các lý do sau đây:
 
- Sáo được làm bởi các nghệ sỹ có giá cao bởi thời gian của họ rất đáng quý, uy tín của thương hiệu chứ không chỉ là bởi kinh nghiệm chế tạo.
 
- Các shop lâu năm thường cũng sẽ có giá cao hơn bởi thương hiệu và chất lượng của họ đã được khẳng định theo thời gian. Mua ở các shop này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
 
- Với những loại sáo có giá tầm 100 nghìn thì là do học sinh, sinh viên hoặc những người không chuyên làm thêm. Họ vừa làm thêm kiếm tiền lại không có thương hiệu nên khó có thể kiểm chứng được chất lượng của sáo. Đồng thời cây sáo cũng không được ổn định.
 
Hy vọng, những chia sẽ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về loại nhạc cụ đơn sơ, mộc mạc này. Chúc bạn thành công với niềm đam mê âm nhạc của mình.