0909 046 613

[First] [Prev]    1     [Next] [Last]
[First] [Prev]    1     [Next] [Last]
Bộ gõ là tên gọi xuất phát của nhóm nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng từ phương thức tạo ra âm thanh của chúng. Các loại nhạc cụ này gõ vào mặt da được căng lên hoặc gõ vào các phiến gỗ, phiến kim loại.
 
Trên sân khấu hòa nhạc, những nhạc cụ thuộc bộ gõ được bày bên phía trái với những nhạc cụ to, nhỏ, hình thù và chất liệu khác nhau.
 
Phân chia nhạc cụ thuộc bộ gõ
 
Có nhiều cách phân chia nhạc cụ bộ gõ tùy vào tiêu chí để phân chia như âm thanh, chất liệu làm nhạc cụ. Trên căn cứ phân chia là âm thanh, người ta chia các nhạc cụ thuộc bộ gõ làm 2 nhóm lớn. Nhóm đầu tiên là những loại nhạc cụ có âm thanh xác định như tanhpan, chuông phiến, xilôphôn, chông to. Nhóm thứ hai là những nhạc cụ cho âm thanh không xác định như kẻng tam giác, trống con, trống lớn, cồng và nhiều nhạc cụ khác nữa.
 
Nếu phân chia theo chất liệu làm nhạc cụ, thì có 3 nhóm chính: 
 
- Nhạc cụ gõ có mặt da căng: Trống định âm, Trống lục lạc, Trống trầm / trống lớn, Trống nhỏ
 
- Nhạc cụ gõ bằng gỗ: Ca-xta-nhét, Xy-lô-phôn/ Đàn phiến gỗ, Ma-rim-ba / Xy-lô-rim-ba
 
- Nhạc cụ gõ bằng kim loại: Kẻng tam giác, Xanh-ban / Chũm chọe, Cồng / Tam tam, Đàn chuông phiến, Đàn chuông ống, Vi-bra-phôn, Xê-le-xta.
 
Vai trò của các nhạc cụ bộ gõ
 
Vai trò của nhạc cụ bộ gõ không đa dạng như của các nhạc cụ bộ hơi hoặc bộ dây. Phần lớn nhạc cụ bộ gõ chỉ chơi đuọc những giai điệu, các hợp âm nhiều bè và thường được sử dụng để làm đẹp thêm cho âm thanh trong dàn nhạc, khiến chúng trở nên bóng bẩy, sáng rõ hơn. Âm thanh của bộ gõ cũng dùng để bắt chước tiếng của thần công, tiếng sấm chớp….Tuy nhiên, chức năng chính của bộ gõ là tiết tấu. Không có bộ nào, nhạc cụ nào trong dàn nhạc làm nổi bật tiết tấu, tính năng động, co giãn trong âm nhạc sánh bằng bộ gõ.
 
Lịch sử ra đời của bộ gõ
 
Các nhạc cụ thuộc bộ gõ là loại nhạc cụ cổ xưa nhất trên toàn thế giới. Con người biết tạo ra nhịp bằng cách gõ vào các vò đất sét, những súc gỗ, hoặc ngay chính cơ thể mình trước khi biết tạo ra âm thanh từ những dây được căng lên. 
 
Suốt thời nguyên thủy, cái trống thô sơ đã gắn bó với loài người. Khắp nơi trên thế giới từ Đông, Tây cổ đại đến châu Âu thời kỳ Trung thế kỷ, Phục Hưng đều biết đến các nhạc cụ gõ.
 
Do nhu cầu của vở diễn, nhạc cụ gõ thâm nhạc vào các dàn nhạc balê và opera khá sớm. Đến đầu thế kỷ 19, trong dàn nhạc giao hưởng bộ gõ xuất hiện với trống định âm. Khi các tác phẩm giao hưởng được xây dựng dựa vào các đề tài cụ thể thì các nhạc cụ gõ bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại các buổi hòa nhạc.
 
Đến thể kỷ 20, nhạc cụ gõ có vai trò tăng lên đáng kể trong lĩnh vực âm nhạc. Trong vở opera của nhạc sỹ người Đức Carl Orff có thê Antigone, số nhạc cụ gõ được sử dụng lên đến co số 67 với 15 người chơi.
 
Năm 1961, tạo Strasbourg người ta đã thành lập dàn nhạc cụ gõ với 140 nhạc cụ và 6 nhạc công sử dụng.
 
Một số nhạc cụ bộ gõ phổ biến
 
Timpani (trống định âm)
 
Đây là nhạc cụ rất cổ xưa. Loại trống này được dùng trong chiến trận, nhảy múa ở châu Á, chây Phi, La Mã, Hy Lạp… Những timpani nhỏ cầm tay được sử dụng nhiều ở châu Âu.
 
Ở thời trung cổ, người ta chơi timpani ngay cả khi cưỡi ngựa. Đến thế kỷ 15, những trống định âm cỡ lớn thâm nhậo vào châu Âu qua Hunggari và Thổ Nhĩ Kỳ và trống định âm được đưa vào dàn nhạc vào thế kỷ 17.
 
Hình dáng ngày nay của các trống định âm giống như những chiếc nồi đồng đặc trên giá đỡ, có mặt da. Da được làm bằng da bê hoặc da lừa. Khi đánh trống định âm, người ta dùng 2 dùi trống đầu bọc nỉ gõ vào mặt da. Trống timpano phát ra những âm thanh có độ cao xác định, cụ thể.
 
Mỗi timpani chỉ chơi được một nốt nhất định. Cần điều chỉnh mặt da về đúg độ căng cần thiết trước khi chơi. 
 
Các trống ngày xưa thì để căng mặt ra người ta vặn các êcru. Ngày nay đã cải tiền bằng bàn đạp. Mặt da căng đúng chuẩn âm thanh sẽ càng hay.
 
Từ thế kỷ 17, các dàn nhạc đều dùng hai timpani để chơi được 2 âm. Vai trò của các timpani trong dàn nhạc rất đa dạng. Tiếng gõ của chúng góp phần nhấn mạnh tiết tấu của các nhạc cụ khác, từ đó tạo nên những tiết tấu lúc đơn giản, lúc phức tạp.
 
Chuông phiến (campanelli)
 
Nhạc cụ thơ mộng nhất trong bộ gõ là campanelli. Trước đây loại nhạc cụ này là những bộ chuông to nhỏ khác nhau. Sau này người ta thay bằng các phiến kim loại nhỏ to khác nhau.
 
Đây là loại nhạc cụ có độ cao xác định. Campanelli có bộ phận chính là một dãy kinh loại xếp thành hai hàng. Âm sắc của nhạc cụ này gần giống với tiếng chuông, được xếp trong một hộp gỗ.
 
Nhạc cụ này gồm 2 loại: 1 loại là dùng 2 dùi gõ vào, 1 loại dùng hệ thống búa và bàn phím như đàn piano nhưng cấu trúc đơn giản hơn.
 
Loại dùng dùi kim loại gõ cho âm thanh hấp dẫn hơn, trong hơn, thánh thót, ngân nga. Loại dùng bàn phím thì lại đa dạng và nhiều kiểu hơn khi chơi các hợp âm nhờ mô phỏng theo kỹ thuật của đàn piano.
 
Xylophone
 
Loại nhạc cụ này đã ra đời chắc là khi con người phát hiện rằng nếu gõ vào một phiến gỗ thì sẽ phát ra được âm thanh có độ cao xác định. Có nhiều lại xylophone cổ xư tại Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.
 
Đến nay tại châu Phi, người ta vẫn chơi những chiếc xylophone khổng lồ, phải 4 người chơi.
 
Ở châu Âu, đến thể kỷ 15 mới xuất hiện xylophone, là nhạc cụ phổ biến của các ca sỹ hát rong. Và đến năm 1830 thì nhạc cụ này mới được dùng trong dàn nhạc.
 
Xylophone có âm sắc khá độc đáo, nghe rõ tiếng gỗ, sắc nhọn, không thể ngân bang và tạo cảm giác lạnh, rỗng. 
 
Chuông
 
Đây là loại nhạc cụ xuất hiện trong đời sống con người từ xa xư khi hội hè, tế lễ hoặc báo nguy, báo động. Do có đặc thù dùng trong đời sống như vậy nên khi các tác phẩm cần miên tả những tình huống ấy, nhiều nhà hát opera đã đưa những chiếc chuông nhà thờ vào nhà hát, đặt sau sân khấu. Tuy nhiên không phải nhà hát nào cũng có bởi chiếc chuông có kích thước quá lớn.
 
Khi âm nhạc phát triển đòi hỏi những phương thức mô tả ngày càng đa dạng thì loại nhạc cụ này được sử dụng càng nhiều ở các dàn nhạc. Đến cuối thế kỷ 19, người ta đã sáng chế ra loại chuông để dùng trong các dàn nhạc.
Chuông lúc này bao gồm những ống thép treo trên 1 giá, mỗi ống thép cho một âm xác định và dùng búa kim loại bọc đầu cao su để gõ.
 
Tam giác thanh
 
Đây là loại nhạc cụ nhỏ nhất trong dàn nhạc giao hưởng. Loại nhạc cụ này có 1 âm và có độ cao không xác định. Là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác và một góc không dính vào nhau, chiều dài mỗi cạnh khoảng 20cm, được treo trên một sợi dậy và âm thanh phát ra khi gõ đũa kim loại vào thành nhạc cụ này.
 
Loại nhạc cụ này có âm vực cao và âm thanh trong trẻo, tạo cảm giác dịu dàng, tươi mát.
 
Trống con
 
Đây là loại nhạc cụ được sử dụng rất nhiều trong dàn nhạc giao hưởng. Ban đầu, vào thế kể 18, nó xuất hiện trong các opera ở các cảnh mang tính chất quân sự. Sau đó nó được dùng trong những cảnh căng thẳng, kịch tính. Ngoài ra, nhạc cụ này còn tạo không khí trẻ trung, sự nhộn nhịp, rạo rực.
 
Tamtam
 
Đây là loại nhạc cụ có xuất xứ từ phương Đông, sau đó xuất hiện ở châu Âu vào thời kỳ cách mạng tư sản Pháp. Loại nhạc cụ này được dùng trong dàn nhạc opera vào những đoạn bi thảm nhất. Khi âm thanh của tamtam vang lên có nghĩa là sự chết chóc, sự xuất hiện của những lời nguyền rủa, của các lựa lượng siêu nhiên.
 
Ngoài ra bộ gõ còn rất nhiều nhạc cụ nữa, các bạn tìm hiểu thêm nhé. Hy vọng các kiến thức cung cấp trên hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công với niềm đam mê âm nhạc của mình.